“HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG VÀ KHÁT VỌNG TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC.“
Tìm kiếm tin tức
danh mục

Phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Lượt đọc 5389Ngày cập nhật 30/10/2015

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT - COPD) là tình trạng giới hạn thông khí ở phổi mà không thể hồi phục hoàn toàn. Luồng lưu thông khí bị tắc nghẽn, lượng khí cặn trong phổi gia tăng làm bệnh nhân khó thở. 

 Khi bị BPTNMT, thành của đường dẫn khí dày lên, phù nề nên hẹp lại, không khí khó đi vào phổi; các phế nang bị phá hủy, làm tăng tình trạng ứ khí và giảm khả năng trao đổi khí ở phổi.

BPTNMT hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới (sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não) với 600 triệu người mắc. Mỗi năm có gần 3 triệu người chết vì BPTNMT trên toàn cầu. Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người mắc bệnh sẽ tăng 3 - 4 lần trong thập kỷ này và đến 2020, nó sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3.

Theo WHO, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tỷ lệ lưu hành cao ở những nước sử dụng nhiều thuốc lá. Tại Việt Nam, đây là bệnh khá phổ biến với tần xuất ngày càng tăng do tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề trong khi tập quán hút thuốc lá không giảm, gần 7% số người trên 40 tuổi bị BPTNMT. Ở Thừa Thiên Huế tỷ lệ này ước khoảng 6%.

Biểu hiện của người mắc bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính

  • Ho khạc đờm kéo dài
  • Khó thở mạn tính
  • Đau nặng ngực
  • Mệt mỏi
  • Giảm vận động
  • Tinh thần bi quan, chán nản
  • Giảm chất lượng cuộc sống
  • Đo Chức năng hô hấp: thông khí phổi giảm

Điều trị bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính

Chi phí điều trị BPTNMT cao hơn hẳn so với các bệnh về hô hấp khác như hen, lao và viêm phổi. Ở Mỹ, chi phí cho mỗi bệnh nhân BPTNMT là hơn 1.500 USD, và nước này mỗi năm tốn hơn 32 tỷ USD cho điều trị BPTNMT. Tại Việt Nam, mỗi người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phải chi hơn 3 triệu đồng/năm cho điều trị.

Nhưng thiệt hại lớn hơn cả là sự suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh do khả năng hô hấp quá kém. Chỉ cần hơi gắng sức, họ đã bị khó thở. Bệnh có thể làm suy giảm các cơ quan chức năng, nếu nặng sẽ gây suy hô hấp và tử vong trong một đợt kịch phát. 

Hiện bệnh BPTNMT chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể làm giảm triệu chứng, kìm hãm quá trình tổn thương ở phổi nếu tuân theo 5 lời khuyên dưới đây:

1.- Ngưng hút thuốc lá: Là điều quan trong đầu tiên nên làm. Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.

2.- Giữ không khí trong nhà thật sạch và thoáng: Tránh khói và các loại khí gây khó thở.

3-. Luyện tập, giữ cho thân thể khỏe mạnh: Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đủ chất.

4.- Nếu bị bệnh nặng, hãy sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khỏe cho phép. Làm mọi việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản, chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần.

5.- Đến bệnh viện ngay khi tình trạng bệnh xấu đi: Cần chuẩn bị sẵn số điện thoại của bác sĩ và bệnh viện, danh sách các thuốc đang dùng. Hãy đi cấp cứu ngay nếu có dấu hiệu nguy hiểm sau: nói chuyện hoặc đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim mạch rất nhanh hay không đều, thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu hay hết tác dụng (thở vẫn gấp và khó).

Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Thuốc lá là nguyên nhân chính gây BPTNMT và tử vong do bệnh này (90% bệnh nhân BPTNMT có hút thuốc lá). Các nghiên cứu cho thấy thói quen hút thuốc làm tăng 10 lần nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khoảng 15% số người hút thuốc có biểu hiện lâm sàng của BPTNMT.

 Ngoài ra, khói bụi, hóa chất, tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Để phòng BPTNMT(COPD)  cần phải:

- Không hút thuốc, nếu có hút thuốc thì hãy bỏ thuốc ngay.

- Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc bằng cách không cho phép hút thuốc trong nhà hoặc ở khu vực không hút thuốc. Cũng nên tránh khói do củi cháy hoặc cho nấu ăn.

- Hạn chế không khí ô nhiễm trong nhà.

- Tránh bị nhiễm trùng hô hấp khi bị cảm cúm. Nên thường xuyên rửa tay (do virus có thể di chuyển từ tay qua miệng do tiếp xúc).

- Đấu tranh cho không khí trong lành để giảm bớt số người bị BPTNMT do ô nhiễm môi trường.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, những người thuộc nhóm nguy cơ cao như hút thuốc lá, làm việc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, cơ địa dị ứng... nên đi khám ngay khi có các triệu chứng ho và khạc đờm thường xuyên (nhất là vào buổi sáng), khó thở khi gắng sức. Ho, khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước khi có tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí (tuy không phải tất cả những ai có triệu chứng này đều tiến triển thành BPTNMT). Bác sĩ sẽ cho đo chức năng phổi bằng hô hấp kế để chẩn đoán xác định.

BSCKII. Dương Vĩnh Linh
Tin liên quan
Attempted to divide by zero.
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.051.075
Truy cập hiện tại 187

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tạp chí y dượcY học thực hànhKênh truyền hình sức khỏePhản ánh một cửaTạp chí y dượcY học thực hànhKênh truyền hình sức khỏePhản ánh một cửa