“HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG VÀ KHÁT VỌNG TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC.“
Tìm kiếm tin tức
danh mục

Kháng thuốc - Mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai
Lượt đọc 3044Ngày cập nhật 21/03/2018
Chăm sóc, điều trị bệnh nhân có biểu hiện kháng thuốc (Ảnh minh họa)

     Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Sử dụng kháng sinh có lợi ích to lớn trong điều trị, chăm sóc người bệnh.Tuy nhiên, những loại thuốc này nếu được sử dụng rộng rãi, kéo dài, lạm dụng, làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở nên kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc mất hiệu quả. Kháng thuốc ngày nay là vấn đề toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển, thế giới mỗi năm có hàng trăm ngàn người chết do kháng thuốc và phải chi hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc. Kháng thuốc đã trở nên nguy hiểm, cấp bách, đòi hỏi phải có sự nỗ lực nhằm giúp nhân loại tránh khỏi nguy cơ quay trở lại thời kỳ chưa có kháng sinh.

    Tình trạng kháng thuốc không chỉ là mối lo ngại của các bác sỹ lâm sàng trong điều trị mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội đối với sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, nhiều chủng vi khuẩn đã kháng nhiều loại kháng sinh kể cả kháng sinh thế hệ mới. Trong khi đó, việc phát triển các kháng sinh mới đã chững lại từ hơn 30 năm nay và chỉ có một vài kháng sinh mới ra đời, trong khi tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng gia tăng. Đó là lý do tại sao Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) và các cơ quan quốc tế khác đã chỉ ra rằng kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai, TCYTTG đã nhận định "Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên phụ thuộc kháng sinh và yêu cầu toàn cầu có trách nhiệm bảo vệ nguồn thuốc kháng sinh quý giá cho thế hệ sau” và coi đây là “quả bom hẹn giờ,” cần có các hoạt động mạnh mẽ để tương lai không đối mặt với nguy cơ không có thuốc để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm...

     Ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng, đang ở mức báo động. Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng do chi phí điều trị tăng lên, ngày điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội.

    Nghiên cứu của TCYTTG mới đây tại Việt Nam cũng cho thấy trong số 10 loại thuốc được dùng phổ biến nhất thì tỷ lệ sử dụng kháng sinh là cao nhất, trong đó kháng sinh thế hệ thứ 3 nằm trong đầu danh sách. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến trình trạng kháng thuốc, trong đó có nguyên nhân là sử dụng quá liều, dưới liều hoặc lạm dụng thuốc kháng khuẩn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kháng thuốc xuất hiện, biến đổi và lây lan. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân đặc biệt quan trọng là nhận thức của cộng đồng, cán bộ y tế về kháng thuốc còn hạn chế, thói quen tự “chữa trị” và “bắt chước” đơn thuốc của người dân, việc mua kháng sinh quá dễ dàng và đơn giản ở bất kỳ hiệu thuốc nào, việc người bán thuốc dễ dãi bán kháng sinh mà không cần đơn thuốc hoặc tự kê đơn khi người mua có yêu cầu đã dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh tùy tiện, góp phần làm gia tăng sự kháng thuốc.

     Tình trạng kháng các thuốc kháng lao và bệnh lao kháng thuốc là một vấn đề sức khỏe đang được quan tâm hiện nay (bệnh lao kháng đa thuốc (MDR-TB), được định nghĩa là kháng với ít nhất đồng thời Rifampicin và Isoniazid). Theo báo cáo của TCYTTG năm 2016, trên Thế giới có khoảng 490.000 người mắc lao kháng đa thuốc, ước tính tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc là 4,1% trong số bệnh nhân mới và 19% trong số bệnh nhân điều trị lại. Việt Nam xếp thứ 13/30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao kháng đa thuốc cao nhất toàn cầu. Tình trạng lao kháng đa thuốc về cơ bản là do con người gây ra, trên phương diện vi sinh, kháng thuốc là do sự đột biến gene trong nhân tế bào vi khuẩn làm cho một loại thuốc nào đó bị mất hiệu lực điều trị đối với vi khuẩn đó, một trong các  yếu tố có khả năng gây đột biến gene là cách điều trị bệnh lao không đúng.

     Trong tương lai, các quốc gia có thể phải đối mặt với khả năng không có thuốc để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm nếu không có các biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu không có những giải pháp mạnh mẽ dự kiến đến năm 2050 sẽ có 10 triệu người tử vong do kháng thuốc mỗi năm.

     Để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc, các bệnh viện cần phải tăng cường việc triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh ở bệnh viện, xây dựng các phác đồ điều trị và tăng cường giám sát việc kê đơn kháng sinh, có phản hồi với bác sỹ trong trường hợp kê đơn chưa hợp lý để điều chỉnh, quản lý điều trị tốt người bệnh mắc lao khi vi khuẩn còn nhạy cảm thuốc là cách tốt nhất để ngăn chặn sự xuất hiện kháng đa thuốc. Cơ quan quản lý trực tiếp là thanh tra về dược phải tăng cường hơn nữa công tác thanh kiểm tra và xử lý các cơ sở, nhà thuốc vi phạm. Bên cạnh đó các cơ quan y tế cũng phải tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe để người dân có thêm những hiểu biết về kháng sinh và sử dụng kháng sinh.

BSCKII. Võ Đại Tự Nhiên
Tin liên quan
Attempted to divide by zero.
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.051.469
Truy cập hiện tại 209

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tạp chí y dượcY học thực hànhKênh truyền hình sức khỏePhản ánh một cửaTạp chí y dượcY học thực hànhKênh truyền hình sức khỏePhản ánh một cửa