“HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG VÀ KHÁT VỌNG TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC.“
Tìm kiếm tin tức
danh mục

Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.
Lượt đọc 3034Ngày cập nhật 05/01/2017
Ảnh sưu tầm internet (Nguồn: baothuathienhue.vn)

Ngày 20/7/2016, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

 Nội dung của Nghị quyết như sau:

          “Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ tư (khoá XV) họp ngày 13/7/2016 đã thảo luận Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đề án “đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà  nước  trên  địa  bàn  tỉnh Thừa  Thiên  Huế  giai  đoạn  2016 -  2020”  của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và quyết nghị:

          I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

          Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, đạt được kết quả tích cực. Hệ thống thể chế tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, đổi mới; cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa được thực hiện đồng bộ ở ba cấp, tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính đã được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp, bảo đảm được yêu cầu quản lý nhà nước. Đội ngũ cán bộ, công chức từng bước trưởng thành; có trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao và từng bước chuẩn hóa.

          Tuy vậy, công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn còn một số vướng mắc,  việc  giải  quyết  các  thủ  tục  hành  chính  cho  tổ  chức,  các  nhân  còn chậm; cơ chế “một cửa” thực hiện thiếu đồng bộ. Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm. Một số chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị còn chồng chéo, chưa rõ ràng. Trình độ chuyên môn, kỹ năng hành chính, trách nhiệm và đạo đức công vụ của một số cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn hạn chế, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

          Nguyên nhân của tình hình trên chủ yếu là: Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa chủ động, kiên quyết trong chỉ đạo các nhiệm vụ cải cách hành chính. Chưa phát huy tốt trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Chất lượng cán bộ chưa đều và tương xứng với  yêu  cầu,  nhiệm  vụ,  ảnh  hưởng  đến  năng  lực,  hành  vi  trong  việc  thi hành công vụ. Thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho các nhà đầu tư và người dân.

          Sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; chưa huy động được nhân dân và cả hệ thống chính trị tham gia góp ý, giám sát, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính.

          II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẾN NĂM 2020

          1. Mục tiêu

          Đẩy  mạnh  thực  hiện  Chương  trình  tổng  thể  cải  cách  hành  chính  nhà nước, phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thực hiện cải cách hành chính. Phấn đấu để chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) của tỉnh xếp ổn định trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước.

          2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

          2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế

          Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhất là bảo đảm sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp, tính khả thi khi ban hành văn bản.

          Thường xuyên tiến hành kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các cấp đã ban hành theo từng lĩnh vực để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Có cơ chế xử lý trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật sai quy định.

          Duy trì và thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại công tác  cải cách  hành  chính  từ  cấp  tỉnh  đến  cấp  xã  gắn  với  xếp  loại  thi  đua  khen thưởng hàng năm.

          2.2. Cải cách tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước

          Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương. Rà soát, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan hành chính từng cấp, loại bỏ các nhiệm vụ chồng chéo, trùng lặp; đồng thời, ban hành quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính để thực hiện có hiệu quả chức năng của từng cơ quan nói riêng và nhiệm vụ chính trị của địa phương nói chung để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt nhất lợi ích của nhân dân. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc  UBND  cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng thu gọn đầu mối, giảm bớt khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện phân cấp, ủy quyền quản lý giữa các cấp chính quyền.

          Thực hiện chuyển đổi mô hình các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình doanh nghiệp, công ty cổ phần, công ty tư nhân.

          Thành lập trung tâm hành chính công cấp tỉnh, trung tâm hành chính công  cấp  huyện; nâng  cấp  bộ  phận  tiếp  nhận  và  trả  kết  quả  cấp  xã  theo hướng hiện đại.

          2.3. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

          Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan trực  tiếp đến các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Tiếp tục triển khai, hoàn thành phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo quy định của Trung ương.

          Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính; phân định rạch ròi trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân. Nâng cao năng lực nghiên cứu, tham mưu của các cơ quan, của cán bộ, công chức trong cải cách thủ tục hành chính.

          Định kỳ tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo các cấp với tổ chức, cá nhân về  thủ  tục  hành  chính  liên  quan  đến  các  lĩnh  vực  như:  tài  nguyên  môi trường; phân bổ ngân sách; cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư nước ngoài; thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép xây dựng và quyền sử dụng đất...

          Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định.

          2.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

          Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải là người đi đầu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gương mẫu giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống. Bí thư cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương phải chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy nếu để cán bộ, công chức,  viên  chức  gây  phiền  hà,  nhũng  nhiễu,  đạt  mức  độ  hài  lòng  thấp,  vi phạm  kỷ  cương,  kỷ  luật  hành  chính,  kỷ  luật  Đảng  và  quy  định  văn  hóa công vụ.

          Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ, năng lực thực thi công vụ, có bản lĩnh chính trị, tận tụy phục vụ nhân dân. Thực hiện nghiêm nội dung, quy trình đánh giá  cán bộ, đảng viên, công chức,  viên  chức  gắn  với  phân  loại,  xếp  loại,  xét  bình  bầu  thi  đua  khen thưởng hằng năm.

          Cương quyết xử lý kỷ luật những cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, mất tín nhiệm với nhân dân.

          Hoàn thiện danh mục vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức gắn với chủ trương tinh giản và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng biên chế. 100% cơ quan nhà nước trong tỉnh bố trí cán bộ, công chức, viên chức  theo tiêu chuẩn chức  danh vị trí việc  làm; 100% cán bộ, công chức cấp xã vùng đồng bằng và 90% ở vùng miền núi đạt tiêu chuẩn theo chức danh; số công chức được tuyển dụng mới không vượt quá 50% so với số công chức đã ra khỏi biên chế.

          Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức theo nhu cầu công việc và vị trí việc làm; nâng cao đạo đức, văn hóa công vụ.

          Thực hiện việc thí điểm đổi mới cách tuyển chọn cán bộ vào các chức danh lãnh đạo cấp phòng ở tỉnh, đưa vào quy hoạch và thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng theo quy hoạch.

          Tăng  cường  công tác  thanh tra,  kiểm tra  về  kỷ  cương,  kỷ  luật hành chính; kiểm tra, giám sát quá trình thực thi công vụ; chấn chỉnh lề lối làm việc,  nâng  cao  ý  thức  trách  nhiệm,  hiệu  quả  sử  dụng  thời  gian  làm việc trong các cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Hằng năm, lấy kết quả tổ chức thực hiện các chỉ số năng lực  cạnh tranh  cấp tỉnh (PCI),  cải cách hành chính  (PAR  INDEX), hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) làm cơ sở đánh giá, xếp hạng và bình xét thi đua khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

          Lấy  ý  kiến  đánh  giá  mức  độ  hài  lòng  của  tổ  chức,  cá  nhân,  doanh nghiệp đối với lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh trong thực thi công vụ để làm thước đo chủ yếu trong đánh giá cải cách hành chính.

          2.5. Từng bước hiện đại hóa nền hành chính

          Triển  khai  xây  dựng  Chính  quyền  điện  tử.  Tiếp  tục  đẩy  mạnh  ứng dụng  công  nghệ  thông  tin  trong  hoạt  động  của  cơ  quan  hành  chính  nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến  hệ  thống  quản  lý  chất  lượng  theo  TCVN  ISO  9001:2008  tại  các  cơ quan hành chính nhà nước.

          Xây dựng và hoàn thiện trung tâm hành chính công cấp tỉnh, huyện, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại ở cấp xã. 70% trụ sở của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã bảo đảm từng bước hiện đại, văn minh, đáp ứng tốt yêu cầu công vụ.

          III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1. Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh quán triệt Nghị quyết và ban hành Đề án triển khai thực hiện.

          2.  Đảng  đoàn  HĐND  tỉnh  có  kế  hoạch  thường  xuyên  giám  sát  việc thực  hiện  nhiệm  vụ  cải  cách  hành  chính  của  các  cơ  quan,  đơn  vị,  địa phương và tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

          3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng về nội dung, nhiệm vụ, mục đích cải cách hành chính trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp chặt chẽ  với  các  cơ  quan,  đơn  vị  trong  tỉnh  đẩy  mạnh  tuyên  truyền  các  chủ trương, chính sách về cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020.

          4. Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng Quy định về nội dung, quy trình đánh giá cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hằng năm.

          5. Các ban, UBKT, Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.

          Nghị quyết này được quán triệt, phổ biến đến các chi bộ”./.

CHI TIẾT XEM FILE ĐÍNH KÈM

Tập tin đính kèm:
ThS Nguyễn Đào
Tin liên quan
Attempted to divide by zero.
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 979.016
Truy cập hiện tại 119

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tạp chí y dượcY học thực hànhKênh truyền hình sức khỏePhản ánh một cửaTạp chí y dượcY học thực hànhKênh truyền hình sức khỏePhản ánh một cửa