“HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG VÀ KHÁT VỌNG TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC.“
Tìm kiếm tin tức
danh mục

Dự phòng bệnh lao một tháng có hiệu quả như chế độ 9 tháng đối với những người sống chung với HIV
Lượt đọc 4631Ngày cập nhật 21/03/2018

     Theo một kết quả của một cuộc thử nghiệm lâm sàng quốc tế lớn, một chế độ kháng sinh một tháng để phòng ngừa bệnh lao đang hoạt động ít nhất là an toàn và hiệu quả như là cách điều trị tiêu chuẩn chín tháng đối với những người sống chung với HIV. Người lớn và thanh thiếu niên trong thử nghiệm có nhiều khả năng hoàn thành chế độ điều trị  ngắn ngày - bao gồm liều hàng ngày của kháng sinh Rifapentine và Isoniazid trong 4 tuần so với chế độ tiêu chuẩn chín tháng của Isoniazid hàng ngày.

     "Trên bình diện toàn cầu, bệnh lao làm chết nhiều người hơn bất cứ bệnh truyền nhiễm nào khác và đó là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người sống chung với HIV." Trên toàn thế giới, bệnh lao là trường hợp nhiễm trùng cơ hội nghiêm trọng nhất ở người sống với HIV. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) trong năm 2016, bệnh Lao chiếm 40% số người tử vong. Ước tính một phần tư dân số thế giới bị nhiễm lao (lao tiềm ẩn). Người bị lao tiềm ẩn đã bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng không có triệu chứng gì của bệnh. Trong số những người bị lao tiềm ẩn, nhiễm HIV là yếu tố nguy cơ lớn nhất cho sự tiến triển của bệnh lao. Xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu có thể phát hiện lao tiềm ẩn, nhưng có thể không sẵn có ở các khu vực hạn chế nguồn lực. Hướng dẫn của TCYTTG đề nghị phòng ngừa lao cho người lớn và thanh thiếu niên sống chung với HIV hoặc đã có một xét nghiệm dương tính với lao hoặc có tình trạng lao không rõ và những người không có lao thực sự.

     Liệu pháp kháng sinh dự phòng để ngăn chặn hoạt động của bệnh lao phát triển có hiệu quả, nhưng các phác đồ dự phòng hiện nay rất dài, có thể khiến người ta khó hoàn thành và có nguy cơ bị các phản ứng phụ như tổn thương gan. Một liệu trình điều trị  isoniazid hàng ngày từ 6 đến 9 tháng là phác đồ chuẩn của nhiều quốc gia có lưu hành bệnh lao, mặc dù các khuyến cáo của TCYTTG bao gồm các lựa chọn khác nhau, kéo dài đến 36 tháng đối với những người sống với HIV. Các nghiên cứu tiền lâm sàng trước đây đã gợi ý rằng một phương pháp điều trị siêu ngắn có thể có hiệu quả như một phác đồ dài hơn. Các nhà nghiên cứu nghĩ  rằng nó cũng có thể tăng tuân thủ điều trị.

     Từ năm 2012 đến năm 2014, Cuộc thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 3 (ACTG 5279) đã tuyển chọn 3,000 người từ 13 tuổi trở lên sống chung với HIV ở Botswana, Brazil, Haiti, Kenya, Malawi, Peru, Nam Phi, Thái Lan, Hoa Kỳ và Zimbabwe. Tất cả những người tham gia đều sống ở khu vực có gánh nặng bệnh lao cao hoặc đã có xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu cho thấy có nhiễm lao. Khi đưa họ vào nghiên cứu, khoảng một nửa số người tham gia đã dùng liệu pháp kháng retrovirus để điều trị HIV. Vào thời điểm nghiên cứu, quyết định khi nào bắt đầu điều trị kháng retrovirus điển hình dựa trên số lượng tế bào CD4. Các hướng dẫn hiện tại của TCYTTG khuyến cáo rằng tất cả những người sống với HIV sẽ bắt đầu điều trị ARV càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán, bất kể số lượng tế bào CD4.

     Những người tham gia nghiên cứu được chỉ định ngẫu nhiên vào một liệu trình điều trị Rifapentine và Isoniazid kéo dài một tháng hoặc một đợt Isoniazid 9 tháng. Các nhà điều tra đã theo dõi những người tham gia trong trung bình ba năm.

     Nhìn chung, tỷ lệ mắc lao thấp hơn dự kiến ​​và tương tự ở cả hai nhóm điều trị, với 32 người tham gia được cho chế độ điều trị một tháng và 33 người chế độ 9 tháng phát triển bệnh lao đang hoạt động. Bất kể loại hình điều trị, tỷ lệ mắc lao cao hơn ở những người không được điều trị ARV khi bắt đầu nghiên cứu và trong số những người đã có kết quả dương tính với bệnh lao hoặc xét nghiệm máu. Đối với những người có số lượng tế bào CD4  thấp vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, nhiều ca bệnh lao hoạt động xảy ra ở những người được điều trị ngắn hạn so với chế độ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

     Cả hai phác đồ dự phòng đều an toàn, ít tác dụng phụ hơn xảy ra trong nhóm điều trị một tháng. Tuân thủ điều trị tốt hơn đáng kể đối với chế độ điều trị ngắn hơn. Gần như tất cả (97 %) những người được chỉ định cho liệu pháp ngắn hạn đã hoàn thành liệu trình  kháng sinh đầy đủ, so với 90 % người tham gia trong vòng chín tháng.

Ths. Huỳnh Bá Hiếu
Tin liên quan
Attempted to divide by zero.
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 959.170
Truy cập hiện tại 23

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tạp chí y dượcY học thực hànhKênh truyền hình sức khỏePhản ánh một cửaTạp chí y dượcY học thực hànhKênh truyền hình sức khỏePhản ánh một cửa