“HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG VÀ KHÁT VỌNG TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC.“
Tìm kiếm tin tức
danh mục

Để tránh bùng phát đợt cấp COPD mùa nắng nóng và mùa lạnh ẩm
Lượt đọc 3518Ngày cập nhật 07/06/2019

     Những thay đổi khí hậu theo mùa có thể ảnh hưởng đến những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Sự thật là không có mùa nào tối ưu cho bệnh nhân COPD.

 

     

     Các yếu tố liên quan đến thời tiết nóng hay lạnh quá mức đều có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm bệnh COPD. Điều kiện môi trường, ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà, có thể gây ra đợt cấp COPD, gây tắc nghẽn đường hô hấp với  nguy cơ nhập viện cao. Quá nóng và quá lạnh đều gây ra rắc rối, vì mỗi loại hình thời tiết mang đến một cơ chế kích hoạt hô hấp riêng.

     Thời tiết nóng ẩm - mùa xuân, mùa hè

     Các triệu chứng COPD có thể bùng phát vào những ngày có nhiệt độ và độ ẩm cao. Nhiệt độ cao có thể gây ra chứng co thắt phế quản, gây khó thở và kiệt sức. Không khí ẩm có ít ôxy hơn, khiến khó thở hơn. Không khí ẩm và nóng thường đi kèm với các chất gây dị ứng phổ biến trong môi trường khí hậu ấm áp, làm khởi phát các đợt cấp ở bệnh nhân COPD. Để ngăn ngừa các đợt cấp COPD trong mùa xuân và mùa hè, cần chú ý:

     Uống nhiều nước và chất lỏng dù có khát hay không khát nước và cắn cứ vào mức độ hoạt động thể chất để bù đắp cho sự mất nước; mặc quần áo mỏng, sáng màu và rộng rãi, sử dụng kem chống nắng thích hợp. Bệnh nhân COPD nên ở trong nhà, trong môi trường mát vào những ngày nóng ẩm. Nếu buộc phải ra ngoài, hãy bố trí đi lại vào sáng sớm hoặc sau khi mặt trời lặn; giữ mát cơ thể. Tránh các hoạt động liên quan đến việc sử dụng thêm năng lượng; tránh hoạt động quá mức trong những ngày nắng nóng; uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu người bệnh có sử dụng  bình ôxy,  nên hỏi bác sĩ về các  lưu ý cụ thể trong những tháng mùa hè nóng bức. Theo dõi dự báo thời tiết hàng ngày sẽ giúp người bệnh chuẩn bị với điều kiện thời tiết hiện tại.

     Thời tiết lạnh - mùa thu và mùa đông

     Các vấn đề dị ứng không chỉ giới hạn trong những tháng ấm áp. Khi thời tiết trở lạnh, bệnh nhân COPD thường dành nhiều thời gian hơn trong nhà. Nhà cửa mùa lạnh thường đóng kín, tạo điều kiện cho các chất gây dị ứng mới hình thành trong nhà. Dị ứng thường gặp là viêm mũi dị ứng do bụi, thảm bẩn, lông súc vật nuôi, nấm mốc, khói và nước hoa. Cần loại bỏ các dị nguyên này tránh cho người bệnh COPD bị  phơi nhiễm.

     Vào mùa thu đông, không khí và gió lạnh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng COPD, bao gồm khó thở, ho và tăng tiết chất nhầy đường hô hấp. Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân COPD cố thở bằng mũi, che bằng khăn quàng hoặc khẩu trang sẽ giúp làm ấm không khí trước khi đi vào phổi. Thời tiết lạnh cũng mang lại nhiều nguy cơ mắc cảm lạnh và cúm, điều này rất nguy hiểm cho bệnh nhân COPD. Nghiên cứu cho thấy nhiễm virut cúm và nhiều virut khác là nguyên nhân quan trọng phát sinh đợt cấp và tỷ lệ tử vong cao hơn ở người bệnh COPD. Trong khi hệ thống hô hấp của bệnh nhân COPD đã có sẵn thương tổn và đã kém chức năng sẵn, cảm lạnh và cúm có thể nhanh chóng xâm nhập gây nhiễm khuẩn hô hấp. Vi khuẩn gây viêm phổi thường có trong phổi của bệnh nhân COPD ngay cả khi đang ổn định. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm virut liên quan tới 65% các đợt cấp COPD và có tần suất cao hơn trong mùa cúm.

     Để ngăn ngừa các đợt cấp COPD trong mùa thu và mùa đông

     Duy trì điều trị COPD: Quản lý tốt COPD, có nghĩa là phải duy trì điều trị thường xuyên đúng theo hướng dẫn, nhất là trong  mùa lạnh, điều này có thể giúp tránh và giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của một đợt cấp, ngay cả khi bị cảm lạnh hay cảm cúm.

     Tiêm phòng vắc-xin cúm và viêm phổi là một cách để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

     Tránh xa người bị bệnh: Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Tránh xa các bệnh viện, nơi đông người tụ họp, nhất là trong phòng kín thiếu thông khí.

     Rửa tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả cao: Vệ sinh bàn tay một cách cẩn thận trước khi chạm tay vào mắt, mũi hay miệng, đặc biệt là khi đang ở nơi công cộng. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

     Giữ độ ẩm nơi ở trong mức phù hợp: Mùa thu đông thường có độ ẩm trong không khí rất cao. Có thể giảm độ ẩm bằng máy hút ẩm hoặc tạo môi trường thông thoáng tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân.

     Uống nhiều nước: Tốt nhất uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày. Dùng thêm canh nóng vào mùa đông cũng là một cách tốt để thêm nguồn chất lỏng cho cơ thể.

     Tránh khói và khói thuốc lá: Tốt nhất là nơi ở của người mắc COPD phải cách ly với nguồn khói như khói bếp, khói hương, đặc biệt là khói thuốc lá, yếu tố quan trọng gây bùng nổ đợt cấp COPD, phải dứt khoát không có khói thuốc lá trong nhà và phòng ở riêng của người mắc COPD.

     Tóm lại, thời tiết và thay đổi theo mùa có thể ảnh hưởng đến hình thành đợt cấp và biến chứng trầm trọng ở bệnh nhân COPD. Nắm rõ những thông tin cần thiết giúp bệnh nhân COPD ngăn chặn các đợt cấp và thúc đẩy tăng cường chất lượng cuộc sống là giải pháp tối ưu hiện nay.

 

TS.BS. Lê Thanh Hải - Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi
Tin liên quan
Attempted to divide by zero.
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 974.296
Truy cập hiện tại 30

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tạp chí y dượcY học thực hànhKênh truyền hình sức khỏePhản ánh một cửaTạp chí y dượcY học thực hànhKênh truyền hình sức khỏePhản ánh một cửa