“HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG VÀ KHÁT VỌNG TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC.“
Tìm kiếm tin tức
danh mục

Bệnh viện Phổi tổ chức tập huấn Quản lý bệnh lao trẻ em tại 9 TTYT huyện/thị xã/thành phố và 145 phường/xã kết hợp giám sát hoạt động CTMT Y tế - Dân số 9 tháng năm 2020.
Lượt đọc 2629Ngày cập nhật 30/10/2020

Thực hiện kế hoạch hoạt động Quỹ toàn cầu phòng chống lao giai đoạn 2018 – 2020, từ ngày 29/9 đến ngày 23/10/2020 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh đã tổ chức 9 lớp tập huấn về Quản lý bệnh lao trẻ em cho cán bộ làm công tác chống lao tại 9 TTYT tuyến huyện, thị xã, thành phố và 145 trạm y tế xã/phường trên địa bàn toàn tỉnh kết hợp giám sát hoạt động Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số 9 tháng đầu năm của 9 TTYT.   

     Bệnh lao ở trẻ em là một bệnh khó vì các triệu chứng lâm sàng ở trẻ em không rõ ràng, trẻ cũng chưa nhận thức được tình trạng bệnh lý của mình. WHO ước tính có một triệu trẻ em bị mắc lao và gần 650 trẻ em chết vì bệnh lao mỗi ngày. Số ca lao trẻ em mới mắc hàng năm chiếm tỷ lệ từ 10-11% trong tổng số bệnh nhân lao mắc mới các thể ở các nước có gánh nặng bệnh lao cao. Theo cách ước tính trên, mỗi năm nước ta có khoảng 13 nghìn trẻ em mắc lao các thể cần phải điều trị. Trong khi đó, theo số liệu thống kê của CTCLQG, số ca lao trẻ em phát hiện và đăng ký điều trị được báo cáo trong hệ thống VITIMES của Chương trình giai đoạn từ năm 2010 – 2016 chỉ giao động từ  1100 – 1700 ca (chỉ chiếm tỷ lệ từ 1,2% -1,7% số bệnh nhân lao mới các thể và lao phổi tái phát thu nhận hàng năm). Điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam mới chỉ phát hiện được từ 10% - 13% số trẻ mắc lao mới hàng năm. Hoạt động lao trẻ em (phát hiện ca bệnh lao, lao tiềm ẩn để quản lý và điều trị tốt) là một phần quan trọng trong Chiến lược Phòng, chống bệnh lao ở Việt Nam và trên toàn cầu.

     Thực hiện kế hoạch hoạt động Quỹ toàn cầu phòng chống lao giai đoạn 2018 - 2020, Bệnh viện Phổi tổ chức lớp 9 lớp tập huấn Quản lý lao trẻ em cho cán bộ làm công tác chống lao và các bác sĩ khám chữa bệnh cho trẻ em tại 9 TTYT huyện/thị xã/thành phố và 145 trạm y tế phường/xã trên địa bàn toàn tỉnh nhằm nâng cao hoạt động phát hiện, chẩn đoán và điều trị lao trẻ em. Tham gia chỉ đạo lớp tập huấn có TS. Lê Thanh Hải – Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế, các giảng viên và trợ giảng của Bệnh viện.

     Các nội dung tập huấn tập trung vào nhận biết trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc lao, trẻ có nguy cơ cao mắc lao khi sống chung nhà với người bệnh lao phổi, cập nhật kiến thức về chẩn đoán, điều trị lao và lao tiềm ẩn ở trẻ em, theo dõi điều trị. Giới thiệu cho cán bộ tuyến xã thực hiện quản lý trẻ tiếp xúc với nguồn lây, hướng dẫn cách ghi chép sổ, biểu mẫu, báo cáo

     Sau lớp tập huấn, các học viên sẽ nắm vững các kiến thức chuyên môn trong phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị bệnh lao trẻ em, cụ thể:

     - Khám sàng lọc, nhận biết trẻ có những triệu chứng nghi lao để chuyển đến các Tổ chống lao huyện hoặc Bệnh viện Phổi để khám phát hiện bệnh lao trẻ em.

     - Quản lý, theo dõi sức khỏe những trẻ sống trong gia đình người mắc bệnh lao phổi.

     - Tư vấn, theo dõi quản lý điều trị bệnh lao trẻ em, điều trị dự phòng lao tiềm ẩn cho trẻ em từ 0 đến < 5 tuổi và trẻ từ 0  đến < 15 tuổi nhiễm HIV có yếu tố tiếp xúc với người mắc lao phổi.

     - Ghi chép sổ sách (Sổ vàng S1) và biểu mẫu báo cáo (M1, M2) theo đúng quy định của Chương trình chống lao Quốc gia.

     Lồng ghép hoạt động tập huấn lao trẻ em, Bệnh viện Phổi – Chương trình chống lao tỉnh Thừa Thiên Huế còn tổ chức Đoàn giám sát hoạt động CTMT Y tế - Dân số 9 tháng đầu năm 2020 tại 9 TTYT. Nhìn chung, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên hoạt động phòng chống lao tại các địa phương gặp nhiều khó khăn, các chỉ tiêu hoạt động đều giảm so với cùng kỳ năm 2019 và đạt mức thấp so với kế hoạch năm. Số ca lao các thể phát hiện toàn tỉnh đạt 79% kế hoạch năm, trong đó: đặc biệt Nam Đông đạt 125%, 4 TTYT: TP Huế, Phú Lộc, Hương Thuỷ và Phú Vang đạt >75% KH năm; các huyện còn lại đều đạt khoảng 60%. Tuy nhiên số người nghi lao được xét nghiệm đàm trên toàn tỉnh chỉ đạt 30% kế hoạch năm, số bệnh nhân lao kháng thuốc phát hiện chỉ đạt 25% kế hoạch năm. Tỷ lệ tư vấn xét nghiệm HIV cho bệnh nhân lao các thể toàn tỉnh đạt 79% (Kế hoạch CTCLQG đặt ra >90%), một số TTYT huyện đạt >90% là: Nam Đông và Hương Trà (100%), Hương Thuỷ (94%) và Phú Vang (93%), tỷ lệ này còn thấp như Phú Lộc (40%). Như vậy, để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2020, các các bộ làm công tác phòng chống lao tại các TTYT cần phải nỗ lực hơn nữa trong triển khai hoạt động phòng chống lao tại địa bàn của mình quản lý.

Một số hình ảnh Tập huấn và Giám sát:

 

 

 

BS. Nguyễn Đức Tâm
Tin liên quan
Attempted to divide by zero.
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 978.649
Truy cập hiện tại 65

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tạp chí y dượcY học thực hànhKênh truyền hình sức khỏePhản ánh một cửaTạp chí y dượcY học thực hànhKênh truyền hình sức khỏePhản ánh một cửa